Xây dựng website cần làm những gì? Kinh doanh online có cần sở hữu website không? Và làm thế nào để tự thiết kế website chuyên nghiệp với chi phí thấp? Nếu bạn đang gặp khó khăn với những câu hỏi trên, thì hãy tham khảo ngay 5 yếu tố cấu thành website dưới đây nhé!
1. Website – Ngôi nhà trên Internet
1.1. Website là gì?
Nếu bạn đang đọc những dòng này, thì có nghĩa bạn đang xem website của Blogger Phương LTM. Bạn có thể hình dung ngay được, website là những gì hiện hữu trên trang phuongltm.com vậy.
Hiểu nôm na là thế. Nhưng để nêu ra 1 định nghĩa cụ thể về website, chắc không mấy ai để ý tới.
Thực tế, website là tập hợp gồm nhiều các trang web con. Website truyền tải một hoặc nhiều chủ đề thông qua nội dung, hình ảnh, video…Nếu ví von một chút, thì website chính là ngôi nhà, hay cửa hàng trực tuyến của bạn trên Internet.
1.2. Tại sao nên xây dựng website trong thời chuyển đổi số?
Trong thời kỳ chuyển đổi số, khi con người ta đang dần chuyển dịch từ offline lên online, thì việc xây dựng website mang lại rất nhiều lợi ích.
Nhiều người vẫn cho rằng, chỉ cần sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… là đủ. Nhưng chắc bạn cũng biết, bài post dù đạt tới hàng ngàn like, share, comment… nó vẫn trôi đi và chìm nghỉm trong biển tin tức của thế giới online.
Còn với website, giá trị của bạn vẫn còn mãi theo thời gian. Dù là 5, 10, hay 20 năm nữa, những gì bạn xây dựng sẽ ngày càng mang về cho bạn nhiều lợi ích, cả về thương hiệu lẫn thu nhập. Có lẽ vì thế nên nhiều người thường ví website như một “Cỗ máy kiếm tiền trên Internet”.
Đối với kinh doanh online, website là kênh quảng bá sản phẩm tuyệt vời. Từng thông tin, hình ảnh, tính năng sản phẩm… đều được truyền tải tới khách hàng một cách trực quan nhất. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cũng cao hơn và nhanh chóng hơn.
Với Blogger, tự xây dựng website cá nhân rồi viết blog là cách kiếm tiền mang lại lợi nhuận cao. Hay như các Freelancer tự do làm công việc viết lách, thiết kế… việc sở hữu một blog giúp họ thu hút nhiều công việc với thu nhập ổn định và bền vững.
2. 5 yếu tố cấu thành website chuyên nghiệp – “Ngôi nhà” trên Internet
2.1. Domain – Địa chỉ ngôi nhà
Nếu như website là một ngôi nhà thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà hay cửa hàng trực tuyến đó. Đây là nơi mọi người truy cập, khám phá nội dung của toàn bộ website.
Để sở hữu 1 tên miền chất lượng, bạn sẽ mất khoảng 250.000 – 800.000 VNĐ/năm khi mua qua các nhà cung cấp khác nhau trên thị trường. Phương thường sử dụng Domain của Namecheap để phục vụ việc xây dựng Landing Page kinh doanh online. Namecheap có ưu điểm là chất lượng tốt, giá thành rẻ và đội ngũ support rất nhiệt tình.
Đối với blog này, Phương sử dụng Domain mua kèm HostArmada. “Cặp bài trùng” này của Armada khiến Phương xây dựng được blog hoạt động rất mượt và ổn định. Đồng thời, khi mở rộng thêm tên miền, mọi thứ vẫn trơn tru.
2.2. Hosting – Nền móng ngôi nhà
Để ngôi nhà tồn tại lâu dài theo thời gian, thì chắc chắn móng nhà phải vững. Hosting chính là nền móng mà bạn cần. Đây là không gian lưu trữ toàn bộ dữ liệu nội dung, video, hình ảnh,… trên website.
Bạn cứ tưởng tượng rằng, mua bất động sản, hay tạo nền móng cho nhà không hề rẻ đúng không? Hosting cũng như vậy. Nó chiếm phần lớn số tiền đầu tư cho website. Nhưng nếu bất động sản luôn biến động như bong bóng, thì Hosting lại luôn có những chương trình sale rất hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Đừng bỏ qua: Đánh giá Hosting AZDigi – 5 lý do nên lựa chọn Hosting này để viết blog khi mới bắt đầu
Như Phương chia sẻ ở trên, với blog này, Phương sử dụng Hosting Armada. Khi mua gói Host này, Phương được ưu đãi 70% chỉ còn khoảng 110.000 VNĐ/tháng, tặng kèm Domain miễn phí trong 1 năm. Thương vụ mua bán này quá hời đối với mình. Bởi mình chỉ phải chi trả mức giá rất rẻ so với những nhà cung cấp Hosting khác.
Để mua HostiArmada với giá sale 70%, hãy truy cập: TẠI ĐÂY
Link mua Hosting AZDigi ưu đãi chỉ từ 29.000đ/tháng: TẠI ĐÂY
2.3. Theme – Thiết kế ngôi nhà
Tại sao khi xây nhà, người ta thường phải bỏ ra rất nhiều tiền cho các bản thiết kế? Lý do rất đơn giản, bởi ai cũng muốn ngôi nhà của mình có một vẻ ngoài trang hoàng hơn. Đồng thời, thiết kế đó cũng thể hiện sở thích, cá tính rất riêng của người chủ sở hữu.
Có thể nói, Theme là tất cả những gì bạn cần để thiết kế website theo ý muốn. Bạn có thể thoả sức biến website thành một cửa hàng trực tuyến, lớp học online, hay cuốn nhật ký online hàng ngày…
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp theme uy tín. Sau nhiều trải nghiệm của bản thân, Phương cảm thấy Themeforest ổn nhất cả về mức giá và chất lượng thiết kế. Themeforest cũng là sàn giao dịch theme nổi tiếng nhất với nhiều lựa chọn khác nhau.
Với blog này, Phương đang sử dụng SOLEDAD – Phiên bản bán chạy và được nhiều người dùng nhất trên Themeforest. Trong SOLEDAD, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều loại theme cho các chủ đề khác nhau như du lịch, ẩm thực, lớp học trực tuyến, nhật ký… Vì nội dung blog này của Phương về kinh doanh online, nên Phương dùng bản BUSINESS.
Để mua theme này, hãy truy cập TẠI ĐÂY
Xem thêm các theme đẹp khác tại Themeforest TẠI ĐÂY
Toàn bộ giao dịch mua theme trên Themeforest phải dùng thẻ visa/master hoặc Paypal. Các trao đổi, liên lạc bằng tiếng Anh. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp khó khăn gì, bạn có thể liên hệ hỗ trợ qua email pencidesign@gmail.com
2.4. Plugin – Các tiện ích trong ngôi nhà
Plugin là gì?
Để ngôi nhà có thể sử dụng được, chúng ta cần lắp đặt thêm các tiện ích: hệ thống điện, nội thất, TV,… Website cũng như vậy. Có địa chỉ – domian, nền móng – hosting, bản thiết kế – theme rồi, việc tiếp theo mà bạn cần làm là bổ sung plugin. Từ đó, website mới có thể hoạt động hiệu quả.
Các plugin nên cài cho website
- Elementor: Plugin tuyệt vời để thiết kế các bài viết website trở nên hấp dẫn, sinh động hơn rất nhiều. Thay bằng việc viết bài và chèn ảnh, video…theo cách thông thường, bạn có thể sáng tạo trên Elementor theo nhiều bố cục và cách thể hiện khác nhau.
- Yoast SEO: Công cụ này hỗ trợ bạn tạo ra nội dung chất lượng, thân thiện với trình tìm kiếm. Từ đó thu hút traffic tự nhiên tới website. Thay bằng việc bạn phải tự SEO bài viết theo cách thủ công, thì Yoast giúp bạn chỉ rõ những chỗ làm tốt, chưa tốt để cải thiện nhanh chóng.
- WooEcommerce: Plugin thông dụng cho các website thương mại điện tử. Nó cung cấp công cụ bán hàng, thanh toán,… online dễ dàng, nhanh chóng cho website của bạn.
- Google Analytics: Plugin giúp báo cáo dữ liệu người dùng truy cập website thông qua Google. Nhờ công cụ này, bạn sẽ hiểu hơn về: thói quen, giới tính, sở thích,… của khách hàng. Qua đó, bạn có thêm thông tin tối ưu hóa nội dung tới tệp khách hàng tiềm năng nhằm nâng cao tỷ lệ mua hàng.
- TinyMCE Advanced: Trình soạn thảo văn bản sẽ có thêm nhiều tiện ích, phong phú hơn so với trình mặc định. Việc viết nội dung của bạn nhờ vậy mà có thêm nhiều trải nghiệm thú vị hơn.
- Contact Form 7: Các mẫu form liên hệ thông tin trên website có thể tạo dễ dàng hơn nhờ Plugin thông dụng này.
- Fixed TOC: Plugin giúp bạn tạo mục lục tự động cho bài viết. Khách hàng theo dõi được tổng quan bài viết nói về vấn đề gì trước khi đọc. Plugin này có giá 20$, mua 1 lần dùng trọn đời.
Ngoài ra, còn có rất nhiều plugin khác phục vụ cho những mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, việc cài plugin có thể gây chậm website, hoặc khiến web bị lỗi. Do đó, hãy lựa chọn các công cụ phù hợp và cần thiết cho website của mình.
2.5. Content – “Linh hồn” của website và chủ sở hữu
Một website có đẹp đến đâu, nhưng nội dung kém chất lượng thì cũng không thể thu hút người dùng.
Có thể bạn nghe câu: “Content is King!” đã xưa lắm rồi. Nhưng câu nói này vẫn trở nên bất hủ và trường tồn với thời gian. Qua Content, độc giả cảm nhận được cái “chất”, cái “cá tính” rất riêng của bạn. Bởi thế Phương mới nói, Content mang “linh hồn” của website và chủ sở hữu.
Thực tế cho thấy rằng, nhiều người dành quá nhiều thời gian thiết kế nên một website lộng lẫy. Nhưng khi click vào sản phẩm và bài viết đều chẳng có nội dung gì. Thay vào đó, hãy chú trọng vào việc đầu tư nội dung chất lượng trước để khiến website của bạn có “sức nặng” hơn trong mắt độc giả.
Đầu tiên, bạn cần chọn chủ đề viết blog. Sau đó lên kế hoạch nội dung chi tiết để phát triển website/blog đó. Nếu bạn xây dựng blog với chủ đề tài chính cá nhân, hãy viết những bài chia sẻ về cách quản lý tài chính, gia tăng thu nhập. Bạn có thể kiếm tiền từ các chương trình affiliate tài chính, tư vấn, coaching…
Có người chỉ xây dựng website với vỏn vẹn hơn 10 bài viết cũng kiếm được những đồng lợi nhuận đầu tiên. Ngược lại, cũng có người làm website đồ sộ lên tới hàng trăm bài viết mà vẫn không ra tiền. Tất cả đều phải nhờ vào CHẤT XÁM và khả năng cảm nhận độc giả.
3. Lời kết
Như các bạn đã biết, dịch bệnh Covid-19 xảy đến bất ngờ đã khiến nhiều người mất việc, doanh nghiệp phá sản… Đừng vội nản lòng, vì vẫn có nhiều con đường khác dành cho bạn.
Trở thành Blogger chuyên nghiệp và viết blog kiếm tiền đang là xu hướng trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay. Vì vậy, hãy bắt tay vào việc trang bị cho mình kiến thức và hành trang vững chắc chinh phục con đường này.
Bài viết trên của Phương có lẽ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 5 yếu tố cấu thành website chuyên nghiệp. Đây cũng là những bước cơ bản nhất để xây dựng một website thành công. Từ đó đặt nền móng vững chắc cho bạn trong việc kiếm tiền online bằng hình thức viết Blog.
Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên bình luận cho mình ở phía dưới nhé!