4 bài học lớn từ nghệ thuật lãnh đạo “xuất chúng” của Lưu Bang

4 bài học lớn từ nghệ thuật lãnh đạo “xuất chúng” của Lưu Bang

Nổi tiếng là “bậc thầy” với nghệ thuật lãnh đạo xuất chúng, Hán Cao Tổ Lưu Bang (256 TCN – 195 TCN) từ 1 nông dân đã  từng bước trở thành hoàng đế khai quốc nên nhà Hán. Sử sách vẫn còn lưu lại vô vàn câu chuyện về cách Lưu Bang chiêu mộ người tài và khiến họ giúp ông hoàn thành bá nghiệp.

nghệ thuật lãnh đạo của Lưu Bang
Nghệ thuật lãnh đạo của Lưu Bang, vị hoàng đế kiến lập nên Vương triều nhà Hán

Theo Phương nhận xét, Lưu Bang không phải là người giỏi nhất. Thế nhưng, ông có tài lãnh đạo hơn người. Ông biết cách nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng người để giao trọng trách phù hợp. Đặc biệt, ông thực sự khôn ngoan khi hội tụ sức mạnh từ những người tài giỏi nhất. Từ đó, đội ngũ của Lưu Bang tạo nên một thể thống nhất để chiến thắng quân địch. Cuối cùng, ông đã bước lên được vị trí “cửu ngũ chí tôn”.

Thời đại ngày nay đem đến rất nhiều cơ hội lập nghiệp cho các start-up trẻ. Vậy những nhà lãnh đạo phải làm sao mới có thể giống như Lưu Bang? Biết tận dụng tốt cơ hội và có được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả?

Dưới đây là 4 bài học mà Phương đúc rút từ nghệ thuật lãnh đạo của Lưu Bang!

1. Nghệ thuật lãnh đạo kinh điển của Lưu Bang: “Nhìn người đúng, dùng người hay”

Vào tháng 5 năm 202 TCN, Lưu Bang đã từng nói một câu lưu danh sử sách.

Luận về sách lược, ta không bằng Trương Lương. Luận về lo nghĩ cho dân, cung ứng lương thảo, ta không bằng Tiêu Hà. Luận về chiến đấu nơi sa trường, bách chiến bách thắng, ta không bằng Hàn Tín. Nhưng ta lại biết nhìn người và dùng người, phát huy tài cán của họ. Đây mới là nguyên nhân thực sự giúp ta giành thắng lợi. Còn về Hạng Vũ, hắn có Phạm Tăng nhưng lại luôn hoài nghi y, đây chính nguyên nhân thất bại của hắn.

nghệ thuật lãnh đạo của Lưu Bang
Nghệ thuật lãnh đạo của Hán Cao Tổ Lưu Bang: “Nhìn người đúng, dùng người hay”.

Trong quản trị nhân sự cũng như vậy. Nhà lãnh đạo giỏi phải biết “Nhìn người đúng, dùng người hay”. Việc nhìn người và dùng người sai dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí, doanh nghiệp phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Để nhìn người chuẩn, dùng người vào đúng việc, Lưu Bang phải có óc quan sát và phán đoán vô cùng tinh tế, nhạy bén. Ông xác định được rõ tính cách, điểm mạnh/điểm yếu của từng người để giao trọng trách phù hợp. Nhờ cách quản lý nhân sự tài tình này, ông đã giúp những người bình thường trở thành nhân tài gây dựng đất nước.

2. Tin tưởng khi dùng người

Trong đội ngũ của Lưu Bang, có rất nhiều người đã từng là quân dưới trướng của Hạng Vũ. Ví dụ như Hàn Tín, Trần Bình. Do không thể phát huy hết tài năng khi ở phe Hạng Vũ, họ đã đầu quân cho Lưu Bang. Lưu Bang cũng rất vui vẻ chào đón, không tính toán chuyện cũ. Hơn thế nữa, ông còn tin tưởng nhân sự và giao cho họ những trọng trách lớn. Chính nhờ phương pháp này mà Lưu Bang dễ dàng chiêu mộ nhân tài.

Lưu Bang đối nhân xử thế rất hào phóng. Quan điểm của ông là “Chỉ cần anh bán mạng cho tôi, tôi tuyệt đối tín nhiệm anh, dùng người không hề nghi ngờ”.

thuật dùng người của Lưu Bang
Thuật dùng người kinh điển của Lưu Bang

Chẳng hạn như khi Trần Bình hiến kế muốn ly gián Hạng Vũ và Á phụ Phạm Tăng. Sau khi Lưu Bang nghe xong, lập tức phát cho Trần Bình vài vạn lượng vàng. Ông nói: “Ngươi xem mà tiêu như thế nào cho hợp lý, không cần báo cáo tiêu ra sao, chỉ cần xử lý xong Phạm Tăng là được.”

Vào thời điểm Lưu Bang hấp hối, Lữ hậu hỏi ông:

  • Sau khi Tiêu tướng quốc chết, ai sẽ là người thay thế?
  • Lưu Bang nói: “Tào Tham”.
  • Lữ hậu hỏi “Vì sao?”
  • Lưu Bang tiếp lời: “Vương Lăng có thể thay thế Tào Tham, nhưng Vương Lăng không đủ đa mưu túc trí, có thể để Trần Bình phò tá. Trần Bình mặc dù túc trí nhưng lại không quyết được việc lớn. Chu Bột mặc dù không giỏi ăn nói nhưng lại vô cùng trung hậu. Sau này người ổn định giang sơn Lưu thị nhất định là Chu Bột, để Chu Bột làm thái úy”,
  • Lữ hậu lại hỏi: “Sau đó nữa thì sao?”
  • Lưu Bang đáp: “Chuyện sau này nàng cũng chẳng biết được nữa đâu”.

Trên thực tế, có khá nhiều nhà quản lý thường mang tâm lý hoài nghi, không thực sự tin tưởng nhân sự. Bạn nên học theo “thuật dùng người” của Lưu Bang trong việc “tạm ứng niềm tin”. Ông nhìn người, đánh giá con người bằng óc phán đoán sâu sắc, rồi tin tưởng để họ đảm nhiệm các vị trí quan trọng.

3. Khoan dung độ lượng, sẵn sàng tiếp thu ý kiến

Lưu Bang xuất thân từ nông dân, nhưng tuyệt đối không bảo thủ cố chấp. Ông biết cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến của cấp dưới. Về điểm này, Lưu Bang khác xa so với Hạng Vũ.

Vào giai đoạn đầu của cuộc tranh bá Sở Hán, Hạng Vũ sở hữu hàng trăm ngàn binh mã hùng mạnh. Khi ấy, Lưu Bang chỉ có vỏn vẹn 20 ngàn binh sỹ. Ưu thế thuộc về ai ắt hẳn bạn cũng đã rõ. Thế nhưng, Lưu Bang nghe lời khuyên của Phàn Khoái, Trương Lương, Tiêu Hà…, không giao chiến trực diện với Hạng Vũ mà luôn tỏ ra yếu thế, khiến Hạng Vũ mê muội.

Sau này, trên con đường tranh quyền đoạt lợi, Lưu Bang cũng nhiều lần nghe theo lời khuyên của các mưu sĩ. Có lẽ vì thế mà ông đã đưa ra một loạt các đường lối đúng đắn và mang tính then chốt. Chẳng hạn như: giả yếu thế ở Hồng Môn Yến hòng thoát thân, phong Hàn tín là tướng soái, Tiêu Hà là tướng quốc…

Sau khi công hạ được Hàm Dương, Lưu Bang “mờ mắt”. Phàn Khoái và Trương Lương nhắc nhở: “Quân chủ, cái chúng ta cần là thiên hạ, chứ không phải vàng bạc hay mỹ nữ trước mắt”. Lưu Bang nghe xong lập tức lấy lại khí thế người làm chủ. Đồng thời giao ước ba luật với bách tính Tần. Còn Hạng Vũ, không những một mồi lửa đốt cháy A Phòng cung, còn tàn sát hàng trăm nghìn quân Tần, triệt để mất đi lòng tin của dân chúng.

Là một nhà lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến vô cùng quan trọng. Đôi khi, góc nhìn của bạn chỉ có thể đánh giá được một phần sự việc. Nếu bạn biết cách tiếp thu ý kiến nhiều chiều từ nhân sự, thì bạn sẽ có những quyết định đúng đắn hơn. Người ta thường có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Tận dụng khối óc của nhiều người tài sẽ khiến bạn “như hổ thêm cánh”.

4. Nghệ thuật lãnh đạo xuất chúng: Kỹ năng “dám” trao quyền cho thuộc hạ

Trao quyền là một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà lãnh đạo. Trí tuệ và sức lực của một người là có hạn. Lưu Bang cũng không phải ngoại lệ. Bất luận ông có tài giỏi đến đâu, sức khỏe tốt như thế nào, thì cũng không thể tự mình giải quyết hết việc của tất cả các Bộ. Nếu việc lớn, việc nhỏ đều nhúng tay vào thì tất nhiên, chẳng có chuyện gì làm được đến nơi đến chốn cả.

Lúc này, phương pháp tốt nhất là trao quyền. Cách Lưu Bang dùng Tiêu Hà, Trương Lương hay Hàn Tín, Chu Bột đã thể hiện rất rõ điểm mạnh này của ông. Trong đó, mỗi tướng tài đều phụ trách một vai trò lớn ở những mảng công việc khác nhau. Việc của ông là “chỉ quản tướng, không quản quân”.

Trong một lúc thong dong nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng, Lưu Bang hỏi rằng:

  • Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân?
  • Hàn Tín nói: “Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn”
  • Lưu Bang lại hỏi: “Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?”
  • Hàn Tín trả lời: “Thần thì càng nhiều càng tốt”.
  • Lưu Bang cười nói: “Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?”
  • Hàn Tín đáp: “Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt”.

Một nhà lãnh đạo thành công phải biết trao quyền lực của mình cho người thích hợp. Bằng cách này, bạn để họ dưới danh nghĩa của mình đi hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng. Từ đó xây dựng nên đại nghiệp thiên thu.

5. Kết luận

Hi vọng rằng, 4 bài học về nghệ thuật lãnh đạo của Lưu Bang mà Phương chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn và kiến thức trong việc quản trị nhân sự hiệu quả. Nếu có thêm ý kiến gì, vui lòng comment dưới phần bình luận cho Phương biết nhé!

Chúc bạn luôn may mắn và thành công!

 

5 3 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
3 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Hoang Giang
Hoang Giang
2 years ago

Cách tiếp cận rất thú vị, đọc cuốn, có chất riêng khác hẳn so với những bài tìm đâu cũng thấy khác

Đỗ Ngọc Anh
Đỗ Ngọc Anh
2 years ago

Góc nhìn rộng, hay