Kinh doanh mỹ phẩm online là cách thức kiếm tiền “siêu lợi nhuận”, có thể được coi là “1 vốn 4 lời”.
Hãy cùng Phương làm một phép toán đơn giản nhé:
Trung bình 1 đơn hàng mỹ phẩm bạn thu về lợi nhuận từ 100k – 200k. Vậy bạn chỉ cần bán được 5 – 10 đơn/ngày thì một tháng bạn đã có thu nhập 8 con số.
Đây không phải một ví dụ đơn thuần. Mà đó chính là kết quả của Phương khi mới bắt đầu bán mỹ phẩm vào thời sinh viên. Mình lúc đó đúng kiểu: “Không vốn – Không quan hệ – Không người dẫn dắt”.
Để đạt thành công khi khởi nghiệp với mặt hàng này, bạn phải có tư duy và cách làm đúng. Thế nhưng, có rất nhiều người đang làm theo bản năng mà chưa trang bị đủ kiến thức. Do đó, họ thường gặp thất bại và bỏ cuộc chỉ sau một thời gian ngắn.
Trong phạm vi bài viết này, Phương sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online cho người mới bắt đầu.
Cùng đón đọc nhé!
1. Có nên kinh doanh mỹ phẩm online
Không ai có thể phủ nhận được độ HOT của mỹ phẩm. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng kinh doanh mỹ phẩm online đang được nhiều người quan tâm và thử sức. Các cơ sở sản xuất mỹ phẩm mọc lên như nấm. Hay nhiều thương hiệu đổ bộ thị trường. Tất cả tạo nên một thị trường vô cùng sôi động.
Vậy tại sao nó lại HOT đến thế?
Thứ 1: Tiềm năng lớn
Với chị em phụ nữ, việc làm đẹp là nhu cầu được quan tâm hàng đầu. Khi chất lượng cuộc sống nâng cao, thì những sản phẩm, dịch vụ làm đẹp trở nên HOT hơn bao giờ hết.
Theo công cụ nghiên cứu từ khoá Google Keyword Planner, “mỹ phẩm” có lượng quan tâm rất lớn với 10.000 – 100.000 lượt search/tháng.
Thứ 2: Dễ bán và dễ mở rộng quy mô
Chỉ cần bạn có hiểu biết về sản phẩm và các kênh bán hàng, thì bạn hoàn toàn có thể bán mỹ phẩm hiệu quả.
Tại sao Phương lại nói mỹ phẩm dễ mở rộng quy mô?
Bởi vì mặt hàng này dễ để có số lượng lớn. Dù bạn nhập hàng từ các thương hiệu, hay tự sản xuất, thì lượng hàng có thể đảm bảo mức cung ứng thị trường. Vì vậy, việc kinh doanh mỹ phẩm online đạt tới 1.000 đơn/ngày là chuyện hết sức bình thường.
Ví dụ với kinh doanh thời trang, hoặc các sản phẩm handmade, mục tiêu đạt hàng ngàn đơn/ngày khá khó khăn. Dù bạn có bán hàng giỏi cỡ nào, thì số lượng hàng có thể sản xuất được từ những mặt hàng này cũng không đủ để bán.
Phương đã từng gặp những người chỉ bán đúng 1 sản phẩm kem chống nắng, xịt dưỡng trắng… nhưng thu về lợi nhuận rất “khủng”. Họ có thể bán vài trăm đơn – hơn ngàn đơn mỗi ngày.
Thứ 3: Nguồn hàng dồi dào, đa dạng, lợi nhuận cao
Do tiềm năng quá lớn, nên mỹ phẩm luôn có nguồn hàng đa dạng và dồi dào. Thậm chí, nhiều nguồn hàng sẵn sàng chiết khấu với tỷ lệ % rất cao. Đó là lý do vì sao Phương thường nói, đây là mặt hàng “1 vốn 4 lời” là vì như vậy.
Trong những phần tiếp theo, Phương sẽ chia sẻ kỹ hơn về các nơi nhập hàng mỹ phẩm để bạn tham khảo.
2. Kinh doanh mỹ phẩm online cần những gì?
Rất nhiều người không hiểu rõ nguồn lực hiện tại của mình trước khi bán mỹ phẩm.
Bạn nên xác định các yếu tố sau:
Nguồn lực kinh doanh = Kiến thức mỹ phẩm + Kỹ năng bán hàng + Thương hiệu + Tiền vốn
2.1. Kiến thức mỹ phẩm
Là những gì bạn hiểu về mỹ phẩm. Bao gồm dòng sản phẩm, tên gọi, giá tiền, công dụng, nơi sản xuất, hạn sử dụng…
Nếu nắm vững kiến thức về sản phẩm và thị trường, bạn dễ dàng lựa chọn cho mình dòng sản phẩm phù hợp để kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tư vấn và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
2.2. Thương hiệu
Sự phát triển của ngành làm đẹp kéo theo rất nhiều hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là cách gia tăng niềm tin với khách hàng. Họ thường ra quyết định mua tại những shop có thương hiệu hơn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube… là cách kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả. Đây là gợi ý tuyệt vời cho bạn khi mới bắt đầu.
2.3. Kỹ năng Bán hàng
Khả năng thu hút và thuyết phục khách mua hàng rất quan trọng. Đây cũng là nguồn lực kinh doanh giúp bạn nhanh chóng thu hồi tiền vốn.
Thông thường, khách hàng khi mua mỹ phẩm đều muốn được tư vấn về tình trạng da, dòng sản phẩm phù hợp. Nếu bạn làm tốt việc này, bạn sẽ thu về lượng người dùng trung thành.
2.4. Tiền vốn
Tiền vốn là vấn đề khiến nhiều người quan tâm nhất khi khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm online. Tuỳ vào điều kiện kinh tế và chiến lược của mỗi người mà mức vốn sẽ khác nhau. Trong phần tiếp theo, Phương sẽ nói rõ hơn bạn nên chuẩn bị số tiền vốn bao nhiêu để bắt đầu nhé.
3. Mô hình kinh doanh mỹ phẩm online
Mô hình kinh doanh cũng giống như “kim chỉ nam”, giúp bạn đi đúng hướng trên con đường khởi nghiệp. Nếu lựa chọn được mô hình đúng, bạn sẽ như “hổ thêm cánh”. Công việc bán hàng online của bạn trở nên nhàn nhã hơn, kiếm nhiều tiền hơn.
Có ích cho bạn: 5 mô hình kinh doanh online hiệu quả và thu lợi nhuận cao
Dưới đây là 7 gợi ý dành cho bạn.
3.1. Bán thuần online
Mô hình này phù hợp với người mới bắt đầu kinh doanh với số vốn ít ỏi. Kinh doanh online không những tiết kiệm chi phí, mà còn giúp bạn dễ tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu.
Có 2 cách để bạn bán mỹ phẩm online hiệu quả:
- Thứ nhất: Xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook, Tiktok, Instagram…
- Thứ hai: Chạy quảng cáo bán hàng.
3.2. Nhập mỹ phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng và bán sỉ online
Thực tế cho thấy rằng, rất nhiều người thành công với mô hình bán sỉ mỹ phẩm online.
Cụ thể, họ nhập hàng từ các thương hiệu đình đám của Pháp, Hàn, Nhật như Bioderma, Laroche Posay, SKII, Kiehl’s… Sau đó, họ bán buôn ra thị trường.
Phương thức này giúp bạn bán số lượng lớn mỹ phẩm trong thời gian ngắn. Vấn đề tồn kho cũng giảm thiểu được đáng kể.
3.3. Kinh doanh mỹ phẩm online kết hợp cửa hàng
Đây là mô hình kết hợp cửa hàng với việc phát triển các kênh kinh doanh online.
Bạn có thể chạy các chiến dịch quảng cáo trên Online để thu hút khách tới cửa hàng. Thông qua đó, bạn vừa đẩy mạnh được doanh thu cửa hàng, lại thu về nguồn tiền lớn từ việc bán online.
Mô hình kinh doanh Online + Offiline được rất nhiều thương hiệu áp dụng: Mint, Sammi Shop…
3.4. Mô hình CTV, Dropshipping, Affiliate
Các mô hình này có đặc điểm chung là: Không vốn – Không nhập hàng – Không giao hàng. Nhờ chính sách hấp dẫn này, bạn không cần có vốn trong tay cũng vẫn “nên công chuyện”.
Tuy nhiên, 3 mô hình này có sự khác biệt ở một vài điểm.
Cộng tác viên
Cộng tác viên bán hàng theo giá cố định mà nhà cung cấp đưa ra. Bạn chỉ phải thanh toán phí ship và đóng gói.
Ví dụ: kem chống nắng Eucerin có giá nhập là 320.000đ. Bên nguồn hàng đưa ra giá bán là 398.000đ. Phí ship 30.000đ, phí đóng gói là 5.000đ/đơn.
Bạn sẽ thực hiện quảng cáo, tư vấn và chốt đơn. Khi có khách mua hàng, bạn báo đơn bao gồm đầy đủ thông tin khách hàng sang cho nhà cung cấp.
Sau khi đơn giao thành công, họ sẽ thanh toán cho bạn hoa hồng là: 398.000 – 320.000 – 30.000 – 5.000 = 43.000đ/đơn.
Dropshipping
Dropshipping dịch ra tiếng Việt có nghĩa là bỏ qua khâu giao hàng.
Hiểu nghĩa đơn giản, với Dropshipping, bạn (người bán hàng) không cần nhập sản phẩm. Bạn hợp tác với nhà cung cấp và làm những công việc như quảng cáo, bán hàng và chốt đơn…
Giá bán sẽ do chính bạn quyết định. Khi có đơn hàng, bạn tự tạo đơn trên app của đơn vị vận chuyển. Sau đó, bạn gửi mã vận đơn sang nhà cung cấp xử lý và giao tới tay khách hàng.
Lúc này, bạn cần thanh toán giá gốc sản phẩm và chi phí đóng gói cho nhà cung cấp.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp thông qua đường link có mã giới thiệu của bạn. Nếu ai đó mua hàng thông qua đường link này, bạn sẽ nhận được hoa hồng.
Ví dụ: Bạn làm tiếp thị liên kết cho sản phẩm phấn phủ trên Shopee. Giá bán là 300.000đ. Bạn lấy đường link giới thiệu và quảng bá trên Website, Facebook, Tiktok… Khi có người mua hàng, bạn sẽ nhận được hoa hồng 12,1% (36.300đ) với khách hàng mới, và 1,8% (5.400đ) với khách hàng cũ.
3.5. Nhận order mỹ phẩm
Có thể nói, mỹ phẩm nước ngoài luôn có sức hút mạnh mẽ với thị trường nội địa. Các dòng mỹ phẩm châu Âu như MAC, Maybelline, Dior,… hay các hãng châu Á như TheFaceShop, Innisfree, SK-II,… được rất nhiều chị em ưa chuộng.
Với mô hình bán order, bạn cần đăng hình ảnh sản phẩm lên các kênh online. Sau đó, khi có đơn đặt hàng, bạn sẽ gom đơn và order hàng từ nước ngoài về. Giá bán là do bạn tự quyết định.
Hình thức order phổ biến nhất là lấy hàng xách tay từ tiếp viên hàng không, người thân/bạn bè gửi từ nước ngoài. Họ sẽ giúp bạn nhập sản phẩm từ những shop chính hãng và uy tín.
3.6. Trở thành đại lý phân phối mỹ phẩm
Nếu bạn đang sở hữu một số vốn lớn, hãy thử trở thành đại lý phân phối mỹ phẩm.
Với mô hình này, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề nguồn hàng. Công ty mỹ phẩm sẽ có trách nhiệm cung cấp cho bạn sản phẩm. Hơn thế nữa, họ còn hướng dẫn bạn cách kinh doanh. Đây còn gọi là mô hình kinh doanh hệ thống.
Nếu bạn đạt doanh thu theo kế hoạch, mức hoa hồng nhận được khá cao. Thậm chí là “siêu lợi nhuận”. Tuy nhiên, áp lực lớn nhất là bạn phải bán được hàng. Nếu như bán không hết, hàng tồn kho rất khó trả lại.
3.7. Mô hình kinh doanh hệ thống: Tự sản xuất và phân phối mỹ phẩm
Bạn đã từng theo dõi các Boss mỹ phẩm chưa?
Họ là những người tự sản xuất và phân phối mỹ phẩm tới các đại lý tuyến dưới. Hay gọi một cách khác, đó chính là mô hình kinh doanh hệ thống.
Ưu điểm của mô hình này là bạn không phải qua bất cứ trung gian nào. Từ giá cả, thành phần, công dụng cho đến sản phẩm đầu ra đều có thể tự quyết định.
Đặc biệt, sản xuất mỹ phẩm thì không cần thuê xưởng. Bạn có thể tận dụng chính ngôi nhà mình đang ở để làm địa điểm sản xuất và kinh doanh. Hoặc bạn hợp tác với các xưởng gia công mỹ phẩm. Nhờ vậy, chi phí sẽ giảm đáng kể đấy.
Để bán hàng tốt, bạn phải tạo dựng được thương hiệu và niềm tin với khách hàng. Cách xây đựng hệ thống phân phối bao gồm đại lý, nhà phân phối, cộng tác viên… là phương án được nhiều Boss mỹ phẩm áp dụng.
4. Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online thành công
4.1. Học hỏi từ nhiều nơi
Muốn kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả, chúng ta cần tích luỹ nhiều kinh nghiệm. Phương thường dành rất nhiều thời gian để học hỏi và thu thập kiến thức trước khi bắt đầu.
Bạn có thể lên Google, Facebook… để tìm kiếm thông tin về các hãng mỹ phẩm lớn. Bạn phân tích xem họ kinh doanh từ khi nào? Điều gì giúp họ thành công? Và cả những vấp ngã họ gặp phải là gì?
Tiếp đến, để có trải nghiệm thực tế hơn, bạn nên đến một vài cửa hàng mỹ phẩm đắt khách nhất trong khu vực. Trải nghiệm dịch vụ cũng như giá thành sản phẩm là cách đơn giản để bạn có thêm kinh nghiệm cho mình.
Theo Phương, 2 cách trên chỉ khiến bạn nắm được thông tin một cách bao quát. Nếu có thể, bạn hãy rà soát các mối quan hệ của mình để xem ai có kinh nghiệm nhất trong mảng mỹ phẩm. Tiếp theo, bạn nói chuyện với họ để xin kinh nghiệm. Đây cũng là cách mà Phương thường áp dụng nhất.
Nếu có thời gian và muốn “học” được nhiều hơn nữa, cách tốt nhất là xin vào làm việc ở một công ty/ cửa hàng mỹ phẩm thành công và tìm hiểu:
- Chiến lược kinh doanh của họ là gì?
- Họ nhắm khách hàng mục tiêu như thế nào?
- Họ nhập hàng từ đâu?
- Phương án xử lý đơn hàng ra sao?
- Có sử dụng công cụ hỗ trợ nào không? (Phần mềm bán hàng, website, phần mềm quản lý kho…)
- Quy trình bán hàng cụ thể.
- Cách thức trưng bày sản phẩm.
- …
3.2. Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm online chi tiết
Có không ít người đã bỏ cuộc sau vài tháng kinh doanh mỹ phẩm online. Đơn giản thôi! Vì họ thiếu một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và chi tiết.
Phương đã từng thất bại rất nhiều lần khi khởi nghiệp chỉ vì làm theo “bản năng” và không có kế hoạch rõ ràng. Vì thế, mình luôn cố gắng khuyên các bạn nên làm tốt bước này ngay từ đầu.
Một bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm online bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường: phân tích đối thủ, khách hàng mục tiêu…
- Nghiên cứu dòng sản phẩm dự định kinh doanh.
- Nguồn hàng.
- Mục tiêu doanh thu, lợi nhuận.
- Ngân sách và các khoản chi phí dự kiến.
- Kế hoạch nhân sự.
- Lập kế hoạch marketing.
- Chiến lược mở rộng quy mô.
- …
3.3. Kinh doanh mỹ phẩm online lấy hàng ở đâu?
Phương đã từng chia sẻ rất nhiều về cách tìm nguồn hàng kinh doanh online.
Mọi người thường bị “sa đà” vào việc tìm nguồn hàng giá rẻ nhất, mà thường bỏ qua nhiều yếu tố khác về chất lượng, thời gian hàng về, chính sách hợp tác…
Dưới đây là một số nguồn nhập mỹ phẩm mà bạn nên tham khảo:
Lấy lại ở các shop bán sỉ
Trên thị trường đã và đang có rất nhiều shop bán sỉ mỹ phẩm uy tín. Họ thường kết hợp cả bán sỉ và lẻ.
Cách thức đơn giản nhất mà bạn nên áp dụng chính là tìm kiếm trên Google, mạng xã hội…
Với các shop online, bạn sẽ được nhập hàng với số lượng nhỏ và tiết kiệm chi phí. Thông qua đó, bạn nắm bắt rõ nhu cầu thị trường để có định hướng kinh doanh phù hợp.
Nhập hàng từ Shopee
Shopee không chỉ là “thiên đường mua sắm” cho khách hàng lẻ, mà còn là nơi tập trung nhiều đầu mối sỉ lớn nhất Việt Nam.
Phương đã từng nhập rất nhiều mặt hàng từ các nhà bán buôn trên Shopee. Mình có được mức giá tốt, và theo dõi được đánh giá của khách hàng để biết được chất lượng sản phẩm.
Làm đại lý cho các công ty mỹ phẩm
Như Phương đã chia sẻ ở phía trên, bạn hoàn toàn có thể làm đại lý cho các công ty mỹ phẩm và nhập hàng tại đây. Tuy nhiên, bạn cần xem xét kỹ vấn đề chất lượng sản phẩm. Bởi rất nhiều hệ thống kinh doanh cung ứng hàng kém chất lượng.
Bạn cần chuẩn bị số vốn khá lớn khi quyết định làm đại lý phân phối. Mức khởi điểm rơi vào khoảng 30.000.000 – 50.000.000đ, và phải ôm hàng về sẵn. Nếu như sản phẩm không đủ tiềm năng và có cách thức bán hàng chuẩn, thì bạn rất dễ phải chịu chi phí tồn kho lớn.
Đặt hàng từ ngước ngoài
Nếu có bạn bè/ người thân ở nước ngoài, hoặc có mối quan hệ với tiếp viên hàng không, bạn nên tận dụng để nhập hàng xách tay từ nước ngoài về.
Hãy canh các dịp Sale lớn, giảm giá sốc để order hàng. Bạn sẽ thu được món lời lớn sau mỗi đợt như thế này.
Tự sản xuất mỹ phẩm
Khi bạn có kiến thức sâu về mỹ phẩm và tiềm lực tài chính đủ mạnh, bạn không muốn phụ thuộc vào nguồn hàng nữa, thì đây là cách bạn nên lựa chọn.
Phương thấy rất nhiều bạn thành công với phương án này. Họ có thể tự làm mỹ phẩm handmade như son môi, kem dưỡng, kem trắng da… Hoặc quy mô lớn hơn nữa là hợp tác với các nhà máy gia công mỹ phẩm để sản xuất hàng.
3.4. Kinh doanh mỹ phẩm online cần bao nhiêu vốn?
Có nhiều người đầu tư cả trăm triệu nhưng vẫn thua lỗ. Ngược lại, có những người bắt đầu với vài triệu ít ỏi nhưng lại trở thành “triệu phú tự thân”. Câu chuyện này rất dễ gặp ở ngành mỹ phẩm.
Với mỹ phẩm, bạn có thể kinh doanh không cần vốn mà vẫn thu về doanh thu, lợi nhuận ổn. Ví dụ như mô hình Dropshipping, bán hàng order…
Thực ra, cái gì FREE thì khó mở rộng quy mô lớn. Ban đầu bạn có thể làm Dropship, order… nhưng khi có lượng khách hàng nhất định, đây là lúc bạn cần đầu tư lớn hơn. Còn con số chính xác bao nhiêu, điều này phụ thuộc mô hình kinh doanh và tiềm lực của chính bạn.
Có 2 loại chi phí bạn cần xác định:
- Chi phí cố định: thuê nhà, tiền điện + nước + mạng, điện thoại, xăng xe, lương nhân viên, phần mềm, lãi vay…
- Các khoản chi phí biến đổi: chi phí nhập hàng, đóng gói hàng hoá, quảng cáo, chi phí rủi ro…
3.5. Mở shop mỹ phẩm online có cần đăng ký kinh doanh?
Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-Bộ Công Thương:
- Thương nhân/Doanh nghiệp thành lập website, sàn giao dịch TMĐT, các sàn đấu giá hoặc khuyến mại trực tuyến phải đăng ký kinh doanh với Bộ Công Thương.
- Những cá nhân bán hàng online đơn thuần trên website, mạng xã hội,…thì không cần đăng ký. Nhưng cần đảm bảo trách nhiệm theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Nghĩa vụ nộp thuế với mức doanh thu online đạt hơn 100 triệu đồng/năm:
Thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x 1%
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x 0,5%
Lệ phí môn bài:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 01 triệu đồng/năm.
- Với doanh thu từ 300 triệu – 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
- Khi đạt doanh thu từ 100 triệu – 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
4. Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm online
4.1. Xác định mặt hàng, dòng mỹ phẩm
Đây là vấn đề bạn cần phải cân nhắc ngay từ lúc xuất hiện ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm online. Đó có thể là đồ trang điểm, son dưỡng, kem dưỡng da, kem chống nắng,…
Khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đừng nên cố gắng “ôm đồm” quá nhiều dòng sản phẩm và thương hiệu. Thay vào đó, phương án tối ưu cho bạn là chọn một niche (thị trường ngách) tiềm năng.
Chẳng hạn như chuyên dòng makeup, hay tập trung bán mỹ phẩm skincare (chăm sóc da mặt), hoặc chỉ bán son…
Mỗi dòng hàng đã có vô số sản phẩm. Ví dụ như mỹ phẩm makeup sẽ có: kem lót, kem nền, tạo khối, má hồng, phấn mắt, chì kẻ màu… Không những thế, chúng còn được xuất thân từ “ty tỷ” các thương hiệu khác nhau.
Trong số các mối quan hệ của Phương, có bạn đã rất thành công với mỹ phẩm trang điểm hàng nội địa Trung. Hoặc cũng có những bạn bán đồ skincare Pháp, Nhật… tạo được thương hiệu và uy tín lớn.
Tóm lại, Phương khuyên bạn nên lựa chọn cho mình một dòng hàng cụ thể và tập trung định vị thương hiệu cho bản thân. Chứ đừng lan man bán quá nhiều thứ, rồi kết quả chẳng làm tốt thứ gì cả.
4.2. Nghiên cứu đối thủ
Bạn có biết?
Cách thành công nhanh nhất chính là “Học từ đối thủ”.
Một chân lý mà những Idol kinh doanh thành công đã chia sẻ cho Phương.
Phương thường dành rất nhiều giờ mỗi ngày để lướt Google, Facebook, hay Tiktok… để xem cách đối thủ làm. Đây là cách Phương tự đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời:
- Những thương hiệu nào đang thành công nhất về dòng hàng mà mình dự định kinh doanh?
- Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì?
- Đối tượng khách hàng mục tiêu họ hướng tới là ai?
- Sản phẩm họ bán như thế nào? Số lượng và chất lượng ra sao?
- Các kênh bán hàng: kênh nào chủ lực? Kênh nào bổ trợ?
- …
4.3. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Mỗi đối tượng khách hàng lại có nhu cầu làm đẹp khác nhau.
Đơn giản như với người ở độ tuổi dậy thì, họ sẽ có xu hướng dùng mỹ phẩm trị mụn, mờ vết thâm… với mức giá bình dân. Với dân văn phòng khoảng 25 -35 tuổi, họ quan tâm nhiều hơn tới đồ makeup, skincare, làm trắng da… phân khúc trung hoặc cao cấp.
Còn khách hàng trên 35 tuổi thường tìm kiếm mỹ phẩm có tác dụng chống lão hóa, trị nám… Họ sẵn sàng chi trả số tiền lớn cho mỗi đơn hàng.
Việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đồng thời có những ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả hơn.
4.4. Lựa chọn kênh bán hàng phù hợp
Để gia tăng doanh số, bán được nhiều hàng thì bạn cần đưa sản phẩm tới càng nhiều khách hàng càng tốt.
Một số kênh Marketing phù hợp nhất với kinh doanh mỹ phẩm online là:
- Xây dựng Website dạng thương mại điện tử, hoặc review mỹ phẩm.
- Bán hàng qua Facebook cá nhân, Instagram.
- Xây kênh Tiktok quảng bá sản phẩm.
- Chạy quảng cáo chuyển đổi Facebook, Tiktok, Google…
- Kinh doanh mỹ phẩm online qua sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki…
Xem thêm bài viết:
- Quảng cáo chuyển đổi là gì? Tại sao nên kinh doanh online bằng quảng cáo chuyển đổi?
- Bí quyết kinh doanh online trên Facebook tạo doanh thu “khủng”
XEM SHOP KINH DOANH MỸ PHẨM TRÊN SHOPEE
4.5. Mở rộng quy mô
Khi bạn bắt đầu có những đồng doanh thu và lợi nhuận đầu tiên, bạn sẽ ngày càng muốn nhân lên gấp nhiều lần. Đây là lúc bạn cần mở rộng quy mô cho công việc kinh doanh của mình bằng cách:
4.6. Một số kinh nghiệm hữu ích khác
Để bán mỹ phẩm online hiệu quả hơn, bạn nên áp dụng các mẹo sau:
- Chụp ảnh sản phẩm thật đẹp. Sau đó chèn tên, logo và số điện thoại của bạn để tạo sự chuyên nghiệp.
- Có những cam kết về chất lượng sản phẩm để khách hàng an tâm hơn khi mua hàng. Ví dụ như: Nếu không đạt kết quả như mong muốn thì sẽ hoàn tiền 100%. Hoặc phát hiện hàng giả đền gấp 10 lần.
- Chăm sóc khách hàng sau khi mua: Hãy thường xuyên nhắn tin, gọi điện hỏi thăm khách hàng để lắng nghe ý kiến của họ. Thông qua đó, bạn cũng dễ dàng xin được những feedback chất lượng để sử dụng quảng cáo tiếp cho thương hiệu của mình.
- Áp dụng chương trình ưu đãi hoặc tặng quà, minigame để thu hút khách hàng hơn.
- …
5. Khoá học kinh doanh mỹ phẩm online
Đầu tư vào việc học luôn là điều Phương chú trọng trước khi kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. Kinh doanh mỹ phẩm cũng cần trang bị kiến thức và kỹ năng nhất định để thành công.
Bộ khoá học mà Phương gợi ý sẽ giúp bạn nhanh đạt được thành công khi bắt đầu:
- Khoá học kinh doanh mỹ phẩm online của – Giảng viên Tuấn Hà, CEO Vinalink, Đồng sáng lập và là Phó chủ tịch VMCC KHOÁ NÀY.
- Bán hàng trên trang cá nhân: Kinh doanh bài bản – Thu nhập không giới hạn KHOÁ NÀY.
- Kinh doanh trên Instagram từ @caocaobycaochen – Cá nhân xây dựng thương hiệu với hơn 200k followers và mang về đơn hàng KHOÁ NÀY.
- Hướng dẫn bán hàng online không cần vốn kiếm $500 – $1000/tháng bằng hình thức Shopee Dropshipping TẠI ĐÂY.
- (Ebook) Hướng dẫn tạo 100 đơn mỗi ngày trên Shopee. Phù hợp với cả người mới và người đang kinh doanh trên Shopee TẠI ĐÂY.
- Khóa học Ứng dụng Marketing Automation vào kinh doanh, làm MMO – Chăm sóc khách hàng một cách tự động, tiết kiệm 50-80% chi phí KHOÁ NÀY.
6. Lời kết
Kinh doanh mỹ phẩm đang rất cạnh tranh vì ngoài kia. Ngay bạn bè/người thân của bạn cũng có thể sở hữu 1 Business Online về mỹ phẩm. Vì thế, để thành công khi khởi nghiệp sản phẩm này, bạn cần tích luỹ cho mình kiến thức, kinh nghiệm đủ nhiều.
Blog Phương LTM là nơi chia sẻ tất tần tật các bài học “xương máu” về kinh doanh, cùng những góc nhìn chân thực nhất. Mình đã từng trải khi khởi nghiệp, nên toàn bộ những gì bạn đọc được trên Blog này đều không phải lý thuyết suông.
Chắc chắn bạn cũng có những kinh nghiệm về kinh doanh mỹ phẩm, đừng ngại chia sẻ ngay dưới phần bình luận cho mình biết nhé!
Chúc bạn luôn may mắn và thành công!