Kinh nghiệm kinh doanh thời trang “hốt bạc” cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm kinh doanh thời trang “hốt bạc” cho người mới bắt đầu

Phương bắt đầu kinh doanh thời trang vào năm 2014. Vào thời điểm đó, bán hàng online trên sàn Én Bạc cực hot. Có lẽ vì thế mà chỉ sau những bài đăng đầu tiên, mình đã thu được trái ngọt.

Cho tới năm 2018, Phương xây dựng cho mình hệ thống kênh Marketing với việc kinh doanh thời trang. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là ngành mang lại cho mình doanh thu và lợi nhuận ổn.

Khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ thấy Phương chia sẻ từng bước để bạn tự tạo cho mình một Business Online thành công về thời trang.

Bạn đã sẵn sàng chưa?

1.Tại sao nên kinh doanh thời trang?

Kinh doanh thời trang được coi như mảnh đất màu mỡ để kiếm tiền. Phương dám khẳng định như vậy vì 3 lý do chính:

  • Nhu cầu lớn: “Ăn – mặc” được coi là nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người. Do đó, quần áo, giày dép, phụ kiện là những mặt hàng chúng ta mua “không bao giờ đủ”. Thêm nữa, tần suất mua lặp lại rất cao.
  • Đầu tư vốn ít: Nếu bạn bán hàng online thì chỉ cần số vốn nhỏ. Hoặc thậm chí là kinh doanh không cần vốn
  • Khởi nghiệp dễ dàng với nhiều điều kiện thuận lợi: Cùng sự phát triển của công nghệ, các kênh online và thương mại điện tử, khởi nghiệp trong ngành thời trang trở nên dễ dàng hơn. Nguồn hàng đa dạng, kết nối với khách hàng bằng nhiều cách thức đơn giản.
Tại sao nên kinh doanh thời trang
Kinh doanh thời trang là “mảnh đất màu mỡ” để kiếm tiền

2. Kinh doanh thời trang cần những gì?

2.1. Xây dựng được 1 style riêng biệt

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các shop thời trang có phong cách riêng biệt sẽ phát triển bền vững hơn các shop chưa có style cụ thể.

Khi định hình được style nhất quán, bạn sẽ dễ thu hút lượng khách hàng trung thành.

xác định phong cách thời trang
Định hình phong cách thời trang giúp bạn kinh doanh thời trang bền vững

Điển hình như với thời trang nam, khi nhắc đến sự lịch lãm, người ta sẽ nhớ ngay tới Adam Store, Remmy. Còn phong cách trẻ trung, năng động là Bò Sữa… Với đồ công sở nữ, mọi người nghĩ ngay đến Kelly Bùi, NEM… Style quý cô thanh lịch thì không thể bỏ qua Hương Boutique, Zym’s House, Đẹp Shop (Dolce Viva Collection)…

2.2. Chú trọng chất lượng sản phẩm

Trước kia, tâm lí của người tiêu dùng là “Ăn no mặc ấm”, thì giờ đây họ đã chuyển tiêu chí thành “Ăn ngon mặc đẹp”. Việc cung cấp sản phẩm chất lượng nhất là vô cùng quan trọng, giúp bạn giữ chân khách hàng trung thành và phát triển bền vững.

Hãy nhớ rằng:

Điều tệ nhất khi kinh doanh chính là cố quảng cáo cho một sản phẩm tồi. 

Đừng bao giờ vì lợi nhuận mà cung cấp sản phẩm kém chất lượng. Thị trường Việt Nam bây giờ không khác nào “Một tấc đất, cả vạn người bán hàng”. Khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn và họ thực sự thông minh hơn bạn tưởng.

2.3. Luôn cập nhật xu hướng

Một trong những nguyên nhân thất bại của nhiều chủ shop thời trang nằm ở việc “không chịu” cập nhật xu hướng. Đặc biệt, khi kinh doanh ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì cập nhật xu hướng thời trang lại càng trở nên quan trọng.

Bạn hãy chủ động theo dõi các Bộ sưu tập mới ra của những hãng thời trang lớn. Hoặc theo dõi xem người nổi tiếng đang mặc gì? Họa tiết nào đang trở thành trend trên mạng xã hội?… Tất cả các hoạt động này sẽ mang lại cho bạn ý tưởng để bắt kịp với sự biến động của thị trường.

cập nhật xu hướng thời trang
Cập nhật xu hướng thời trang bằng cách theo dõi BST của các thương hiệu lớn.

Trong những đợt đi du lịch, Phương cũng thường quan sát cách ăn mặc, phối đồ của các bạn trẻ. Có thời điểm mình thấy phần lớn các bạn nữ mặc váy ngắn xếp ly, đi boot cao cổ… Điều này cũng dễ hiểu, bởi đây là xu hướng thời trang trong khoảng thời gian đó.

2.4. Quảng cáo thu hút khách hàng

Dù kinh doanh với quy mô lớn hay nhỏ, thì bạn vẫn nên thực hiện các hoạt động quảng cáo để thu hút khách hàng. 

Có rất nhiều người chia sẻ với Phương là: “Tôi chẳng cần quảng cáo gì cả, mà vẫn bán được nhiều hàng đó thôi!”. Thực ra, đó là họ đang nghĩ rằng họ không làm Marketing. Còn trên thực tế, họ vẫn đăng bài bán hàng, livestream trên Facebook cá nhân, Group, Zalo… Vậy thì hành động này không phải quảng cáo thì là gì?

Hoặc đơn giản bạn mở một cửa hàng, thì đây cũng là hình thức quảng cáo Offline cho shop.

Dù thế nào đi chăng nữa, thì việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm thời trang đều giúp bạn thu được lượng khách hàng lớn. Nếu như làm việc hiệu quả, doanh nghiệp của bạn còn có thể phát triển nhanh chóng. Bạn có thể kết hợp thêm các chương trình khuyến mãi, giảm giá… kèm theo livestream để tăng tương tác với khách hàng.

2.5. Chăm sóc khách hàng

Đây là hoạt động giúp bạn giữ chân khách hàng tiềm năng hiệu quả. Vì chi phí bỏ ra để mang về một khách hàng mới có thể gấp 5 lần so với khách hàng cũ quay lại.

Dù là shop thời trang nhỏ thì bạn cũng nên xây dựng quy trình bán hàng chuẩn, chăm sóc khách hàng tốt. Từ đó, khách sẽ cảm thấy thoải mái và khi mua hàng.

Khi theo dõi kênh Tiktok, Phương thấy có rất nhiều shop online đầu tư vào khâu đóng gói hàng hoá. Họ sử dụng hộp giấy, thư cám ơn, tag/icon có in logo thương hiệu… vô cùng chuyên nghiệp.

Hoặc đối với shop của Phương, mình còn đặt thêm một miếng giấy thơm vào khi đóng hàng, kèm quà tặng nho nhỏ như dây buộc tóc, vòng tay may mắn… Khi khách mở gói hàng ra, họ sẽ ngửi thấy hương thơm mát từ bộ đồ. Vì vậy, mình nhận được rất nhiều lời khen và đánh giá tốt. Tỷ lệ khách quay lại mua tiếp rất cao. Thêm nữa, các khách hàng khác cũng đổ xô mua hàng của mình chỉ vì muốn nhận gói hàng thơm như vậy.

3. Mô hình kinh doanh thời trang

Khi bạn lựa chọn đúng mô hình kinh doanh phù hợp với tính cách, kinh nghiệm… bạn sẽ dễ dàng đạt thành công hơn. Đây là điều mà chính Phương đã trải nghiệm.

Có ích cho bạn: 5 mô hình kinh doanh online hiệu quả và thu lợi nhuận cao

Dưới đây, mình sẽ gợi ý cho bạn 10 mô hình kinh doanh thời trang phổ biến.

3.1. Kinh doanh thời trang thiết kế

Đây là mô hình kinh doanh thời trang do thương hiệu tự thiết kế. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có nhiều thương hiệu xây dựng được quy trình khép kín từ khâu sản xuất, gia công đến phân phối.

Như Phương đã chia sẻ ở trên, người dùng đang ngày càng có xu hướng “Ăn ngon – Mặc đẹp” thay vì “Ăn no – Mặc ấm”. Khoảng 10 năm trước, giới trẻ thường mua quần áo ngoài chợ. Còn giờ đây, họ lại lựa chọn các shop thời trang thiết kế nhiều hơn. Bởi khách hàng bây giờ có xu hướng tìm đến những món đồ độc đáo, thể hiện cá tính và style của bản thân.

mô hình kinh doanh thời trang thiết kế
Kinh doanh thời trang thiết kế vô cùng tiềm năng và là xu hướng.

Kinh doanh váy thiết kế cũng là con đường mà Phương theo đuổi từ năm 2018 cho tới bây giờ. Khi nhắc đến Phương, bạn bè/người thân thường nghĩ ngay đến “con bé bán váy” đầy nhiệt huyết.

3.2. Bán lẻ và phân phối độc quyền

Mô hình này được hiểu như sau:

Bạn nhập hàng số lượng lớn từ các thương hiệu, nhà thiết kế rồi về bán lại cho khách mua lẻ. Có 2 hình thức là: nhượng quyền thương hiệu và phân phối độc quyền bằng kinh doanh online.

Thực tế cho thấy rằng, nhiều thương hiệu sau khi tích góp được số vốn và kinh nghiệm nhất định, họ phát triển dòng sản phẩm của riêng mình với mức giá vô cùng cạnh tranh.

Khi lựa chọn mô hình kinh doanh thời trang này, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc của thương hiệu. Ví dụ như: số vốn tối thiểu, lượng hàng nhập, quy tắc sử dụng hình ảnh/video… Thông thường, bạn cần chuẩn bị vốn khá “dày” mới có thể theo được.

3.3. Thương mại điện tử

Là mô hình kinh doanh mà mọi hoạt động marketing, phân phối sản phẩm,… được thực hiện qua các nền tảng thương mại điện tử như: Website, sàn Shopee, Lazada, Amazon… 

Bạn có thể tự xây dựng Website kinh doanh thời trang cho thương hiệu của mình. Trên đó, bạn cung cấp đầy đủ mẫu mã, giá. cả, mô tả sản phẩm chi tiết, chính sách mua hàng, đổi trả….

Một cách khác đơn giản hơn và giúp bạn đạt doanh thu nhanh chóng chính là việc kinh doanh trên các sàn TMĐT Shopee, Lazada… Đây cũng là phương án mà Phương lựa chọn khi mới bắt đầu khởi nghiệp.

mô hình kinh doanh thời trang bằng cách xây dựng website thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh thời trang bằng cách xây dựng website thương mại điện tử
mô hình kinh doanh thời trang qua sàn thương mại điện tử
Đây là cách Phương kinh doanh thời trang qua sàn thương mại điện tử Shopee

XEM SHOP CỦA PHƯƠNG TẠI ĐÂY

3.4. Kinh doanh thời trang Second Hand

Việc kinh doanh thời trang đã qua sử dụng (Second Hand) nở rộ cả với mặt hàng bình dân và các thương hiệu thời trang cao cấp. Khách hàng chỉ cần bỏ ra số tiền thấp hơn bình thường mà vẫn mua được sản phẩm chất lượng.

Hiện nay, kinh doanh mặt hàng này không chỉ nằm ở những cửa hàng nhỏ lẻ, mà đã nâng tầm trở thành các hệ thống với độ uy tín cao. 

Hàng second hand cũng rất đa dạng về mẫu mã, dòng hàng. Có thể là quần áo basic, thiết kế, hàng của các thương hiệu lớn như H&M, Zara, Uniqlo, Adidas…

mô hình kinh doanh thời trang second hand
Kinh doanh thời trang đã qua sử dụng (Second Hand) được nhiều người lựa chọn bởi vốn ít, mẫu mã đa dạng

Một bí mật Phương muốn tiết lộ cho bạn: Đa phần các shop quần áo Vintage đều là hàng Second Hand. Phương nhấn mạnh lại: “Đa phần”, chứ không phải “Tất cả”.

Các hoạ tiết retro, vintage… được ra đời từ những thập niên trước, từ năm 1930 đến 1990. Ngày nay, họ tận dụng lại các món đồ cũ này, chọn lọc lại sản phẩm chất lượng để phối đồ và bán ra thị trường.

3.5. May đo Bespoke/ Custom/ Made-to-measure

May đo là mô hình kinh doanh thời trang không có hàng sẵn, dựa vào số đo và yêu cầu riêng của từng khách hàng.

Bespoke là hình thức may đo hoàn toàn dựa vào thông số của khách hàng mà không dựa vào bất kỳ mẫu có sẵn nào. Bespoke sẽ tiến hành đo, ướm thử, lên rập, may… cho người mặc từ lúc đầu cho đến lúc kết thúc.

Còn Made-to-measure là may đo dựa vào bộ rập có sẵn. Sau đó tuỳ chỉnh để phù hợp với cơ thể của khách hàng. Nói cách khác, đây là phiên bản nhanh và tiết kiệm chi phí hơn Bespoke.

mô hình kinh doanh thời trang may đo
Mô hình kinh doanh thời trang tự may đo

3.6. Kinh doanh thời trang Hottrend

Đây là dòng hàng “copy” ý tưởng từ thiết kế trên sàn Runway, hoặc từ Hotgirl, người nổi tiếng. Vì sao chép ý tưởng nên thời trang Hottrend có mức giá rẻ hơn nhiều. Nó được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi cập nhật xu hướng nhanh, giá cả phải chăng.

mô hình kinh doanh thời trang Hottrend
Các sản phẩm thời trang Hottrend luôn bắt kịp nhanh xu hướng, giá cả phải chăng.

Bạn có thể kinh doanh quần áo Hot trend theo một số hình thức sau:

  • Tự sản xuất và bán buôn ra thị trường.
  • Bán sỉ “sang tay”: nhập lại từ xưởng/tổng kho rồi bán sỉ lại.
  • Bán lẻ cho khách hàng cuối cùng.

Với hình thức tự sản xuất, bạn cần có hệ thống xưởng và kho hàng lớn. Xác xưởng thời trang Hot trend tại Ninh Hiệp có thể cung cấp hàng vạn hàng mỗi ngày.

3.7. Nhập khẩu và bán sỉ

Ở mô hình kinh doanh này, các đơn vị sẽ nhập số lượng lớn các mặt hàng thời trang rồi bán lại cho các doanh nghiệp và cửa hàng nhỏ lẻ hơn. 

Có 2 nguồn nhập để bạn tham khảo:

  • Các xưởng/tổng kho bán buôn trong nước.
  • Nước ngoài: các trang thương mại điện tử như 1688, Taobao, Alipress…. hoặc chợ/đầu mối bán buôn.

Đừng bỏ qua: 6 cách tìm nguồn hàng kinh doanh online “tối ưu cho dòng tiền”

3.8. Gia công

Một số doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất, gia công các mặt hàng thời trang mà không phát triển thành thương hiệu. Lý do là vì họ không muốn phải lo các chi phí về marketing, quản lý cửa hàng, chăm sóc khách hàng…

Với mô hình gia công, người chủ sẽ tập trung vào nhân công, phát triển máy móc, nhà xưởng, kỹ thuật… để sản xuất ra số lượng hàng lớn, đáp ứng nhu cầu mua hàng của các bên kinh doanh thời trang sỉ lẻ.

mô hình kinh doanh thời trang gia công
Mô hình kinh doanh thời trang gia công phù hợp cho người có tiềm lực tài chính lớn

Tại Việt Nam, năng lực sản xuất và gia công hàng thời trang theo Phương đánh giá là tốt. Mặc dù phục vụ thị trường trong nước hay nước ngoài đều đạt chất lượng cao.

Phương đã từng gặp các chủ xưởng chuyên gia công hàng cho những thương hiệu quốc tế như H&M, Zara, Uniqlo… Từ chất liệu vải, mẫu mã, đường may… mình phải dùng một từ: “Mê mẩn”.

3.9. Cho thuê

Trong vài năm trở lại đây, thị trường cho thuê các mặt hàng thời trang cũng vô cùng sôi nổi. Đặc biệt là với thời trang nữ.

Thông thường, với mỗi dịp như đi tiệc, du lịch, đi chơi,… mà phải bỏ tiền ra sắm trang phục, phụ kiện mới thì khá tốn chi phí. Xuất phát từ thực tế này, việc kinh doanh dịch vụ cho thuê giúp khách hàng sở hữu nhiều món đồ với mức giá rẻ. Đồng thời, họ cũng dễ dàng thay đổi đồ mà không lo bị “bỏ xó” trong tủ.

Theo Phương nhận định, đây là mô hình kinh doanh có khả năng “Đầu tư một lần – Thu lời liên tục”. Bạn chỉ cần bỏ vốn vào thời gian đầu để mua sản phẩm rồi cho thuê tái đi tái lại rất nhiều lần.

mô hình kinh doanh thời trang cho thuê
Cho thuê hàng thời trang là mô hình kinh doanh thu lời lớn

Thậm chí, Phương đã từng gặp một shop có hình thức cho thuê rất thông minh. Có nghĩa là: Nếu bạn đang có váy vóc, quần áo còn đẹp mà không sử dụng, bạn có thể ký gửi tại shop đó. Khi người khác thuê bộ đồ của bạn, shop sẽ chia lợi nhuận theo tỷ lệ 70-30. Bạn nhận 70%, shop hưởng 30%.

Ví dụ: Bạn gửi một chiếc váy và báo giá là 200.000đ cho shop. Theo chính sách, bạn sẽ nhận về 140.000đ, shop “ăn” 60.000đ còn lại.

Vào thời điểm kinh doanh hàng thiết kế còn tồn lại, Phương đã ký gửi cho một shop. Nhờ vậy, mình nhận được khoản lợi nhuận khá cao, vượt hơn nhiều so với số vốn mình bỏ ra để nhập hàng ban đầu.

3.10. Thiết kế và in áo thun (POD)

POD là viết tắt của cụm từ Print on demand trong tiếng Anh. Hiểu theo tiếng Việt thì nó là dịch vụ in theo yêu cầu.

Thiết kế và in áo thun POD cho phép bạn bán các sản phẩm thời trang do chính tay bạn thiết kế. Khi có khách đặt hàng thì mẫu mới được đưa vào sản xuất và gửi đơn.

mô hình kinh doanh thời trang POD
Mô hình kinh doanh thời trang POD

Với mô hình kinh doanh POD, bạn không phải bỏ bất cứ đồng chi phí nào để tìm nguồn hàng, lưu trữ hàng hay đăng bán sản phẩm. Tất cả những công việc đó sẽ do một bên thứ 3 (nhà sản xuất) giải quyết. Công việc của bạn tập trung vào 3 khâu chính: Lên ý tưởng, thiết kế & marketing.

Bạn có thể tự thiết kế mẫu, hoặc thuê người làm việc này.

POD rất thích hợp cho các bạn ưa thích MMO. Bạn có thể làm việc ở bất cứ ở đâu, không có sự ràng buộc gì về hợp đồng hay doanh số.

4. Kinh doanh thời trang bắt đầu từ đâu?

4.1. Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Xác định  khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên quan trọng trong kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. 

Việc nghiên cứu đối tượng càng chi tiết bao nhiêu, thì bạn càng hiểu sở thích, hành vi, tâm lý của khách hàng bất nhiêu. Từ đó, bạn dễ tìm ra chiến lược tiếp cận họ và cung cấp sản phẩm phù hợp.

Ví dụ với thời trang công sở nam cao cấp. Khách hàng chủ yếu ở độ tuổi 25-45. Họ có thể là doanh nhân, cấp quản lý. Họ thường sử dụng Facebook, đọc tin tức trên các trang báo như Cafef, Cafebiz… Ngoài ra, họ sử dụng các dòng điện thoại đời cao như iPhone, Samsung…

Với đối tượng khách hàng này, họ chú trọng tới form dáng, chất liệu vải, đường may… Sản phẩm phải có sự sang trọng, lịch lãm.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Sau khi nghiên cứu kỹ khách hàng, bạn cần tiến hành tìm hiểu đối thủ cạnh tranh thông qua 2 cách:

  • Nghiên cứu qua các kênh online: Website, Facebook, Instagram, sàn thương mại điện tử…
  • Tìm hiểu trực tiếp bằng cách tới cửa hàng, gọi điện cho đối thủ.

Việc này giúp bạn nắm được chiến lược của các thương hiệu khác trên thị trường. Hơn thế nữa, bạn còn hiểu rõ xu hướng thời trang đang đi về đâu.

4.2. Lựa chọn dòng sản phẩm và mô hình kinh doanh

Sau khi thấu hiểu được thị trường, việc tiếp theo bạn cần làm là xác định dòng hàng mà mình sẽ kinh doanh.

Một lời khuyên Phương dành cho bạn:

Nên tập trung vào một ngách nhất định, chứ đừng cố “ôm tất” mọi thứ.

Kinh doanh thời trang rất rộng, bao gồm đa dạng mặt hàng như thời trang nữ/nam, quần áo trẻ em, đồ thể thao, bà bầu,… Để định hình phong cách và xây dựng thương hiệu tốt, bạn nên thu hẹp vào một ngách (niche) cụ thể. Ví dụ như váy thiết kế, đồ công sở…

Phương đã từng tiếp xúc với một anh rất thành công với niche quần áo bigsize dành cho người béo. Anh chỉ tập trung vào 4-5 mẫu chủ lực và bán với số lượng lớn.

Hoặc như câu chuyện của cậu bạn Phương. Bạn ấy đạt doanh thu 3 tỷ/tháng với đồ bộ basic dành cho nam, bao gồm áo thun và quần ngố.

4.3. Xác định số vốn cần có

“Kinh doanh thời trang cần bao nhiêu vốn?”
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dành cho Phương. Thực tế, không có một con số chính xác nào để trả lời cho thắc mắc này. Bởi khi số vốn càng ít, thì bạn lại càng phải trang bị cho mình nhiều kiến thức hơn.

Nếu bạn mở shop, thì bạn phải tính tới chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, mua sắm trang thiết bị, vải vóc, chi phí quảng cáo … Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị cả vốn dự phòng để xoay sở khi có rủi ro xảy đến.

Còn với Phương mà nói, mình hoàn toàn có thể không cần vốn vẫn kinh doanh thời trang hiệu quả. Không chỉ riêng Phương, có rất nhiều bạn trẻ hiện nay cũng có thể làm được điều này.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết: Kinh doanh online không cần vốn: 5 bí mật chưa từng tiết lộ!

4.4. Đặt tên thương hiệu

Khi bạn được sinh ra đời, bố mẹ đặt cho bạn một cái tên để dễ nhớ và xưng hô.

Vào thời điểm bạn khai sinh ra thương hiệu thời trang của riêng mình, đây là lúc bạn cần đặt cho nó một cái tên cụ thể. Nó không chỉ đơn thuần là tên gọi, mà còn mang dấu ấn, phong cách của bạn. Nếu như có một cái tên đủ ấn tượng, khách hàng sẽ nhớ ngay đến cửa hàng và sản phẩm của bạn.

đặt tên thương hiệu thời trang
Đặt tên thương hiệu thời trang giúp khách hàng “nhớ” về bạn tốt hơn.

Ngày nay, rất nhiều shop quần áo chuộng đặt tên theo tên nước ngoài như: Daisy, Fume, May Boutique, Red Shop, Zym’s House… Hoặc những cái tên chỉ có một từ duy nhất như: Mộc, Xinh, Hương,…

Nhiều chủ shop lại lựa chọn tên theo chính tên gọi của mình: Linh Lan Shop, Giang Nguyễn… Điển hình như shop váy thiết kế của Phương, mình đặt tên là PK Official. PK chính là từ viết tắt của PHƯƠNG KAMI.

Tiếp theo, để hoàn thành bộ nhận diện thương hiệu, bạn hãy sáng tạo ra logo với màu sắc phù hợp với cá tính, phong cách thời trang của shop. Nếu có thể, bạn nên đăng ký bản quyền để tránh trường hợp đối thủ cạnh tranh ăn cắp ý tưởng.

4.5. Tìm nguồn hàng kinh doanh thời trang

Tuỳ thuộc vào mặt hàng thời trang và mô hình kinh doanh mà bạn nên tìm kiếm nguồn hàng phù hợp.

Ví dụ, với hàng thiết kế, bạn có thể tự xây dựng đội sản xuất, hoặc thuê gia công tại các xưởng bên ngoài. Hay với quần áo basic, nhập hàng Trung Quốc tại 1688, Taobao… hoặc tới các chợ đầu mối như Ninh Hiệp, Tân Bình… là gợi ý lý tưởng.

Để tìm kiếm nguồn hàng tốt với mức giá rẻ, bạn cần luyện cho mình kỹ năng mặc cả giá với nhà cung cấp. Việc này giúp bạn nhập hàng với giá “hời” mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Tham khảo bài viết: 6 cách tìm nguồn hàng kinh doanh online “tối ưu cho dòng tiền”

Một lưu ý mà Phương muốn nhắc nhở bạn:

Luôn tìm kiếm ít nhất 3 nhà cung cấp, đừng chỉ tin tưởng vào một đầu mối ruột.

Quá phụ thuộc vào một nguồn hàng duy nhất sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi không ai chắc chắn rằng, họ có thể cung cấp hàng ổn định và liên tục cho bạn mãi mãi. Thêm nữa, nhiều trường hợp ban đầu cung ứng hàng rất chất lượng. Nhưng sau một thời gian, họ lại trộn hàng kém chất lượng vào.

Bạn nên thường xuyên cập nhật thêm nhà cung cấp mới để so sánh chất lượng và giá cả. Từ đó chọn lọc ra các mối hàng uy tín nhất.

4.6. Làm sao để bán hàng?

Cách Marketing thời trang hiệu quả

Phương thường nói đùa với mọi người rằng:

Để thu hút khách hàng liên tục, bạn cần phải có “mồi câu”. Khi bạn quăng mồi càng nhiều, thì hiệu quả thu hút khách hàng sẽ càng lớn.

Xuất thân là một Marketer ra kinh doanh, Phương thường áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh. Trong đó, các kênh kinh doanh online hiệu quả nhất mà mình sử dụng là Facebook, Shopee, Instagram, Zalo…

  • Xây dựng Fanpage và chạy quảng cáo Facebook. Hình thức quảng cáo mang lại doanh thu cao cho kinh doanh thời trang là quảng cáo tin nhắn, quảng cáo chuyển đổi Facebook
  • Bán hàng qua sàn Thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki…
  • Kinh doanh online qua Instagram: Xây dựng shop, chạy quảng cáo Instagram.
  • Bán hàng trên Tiktok: xây kênh Tiktok, chạy quảng cáo chuyển đổi.

Vì thực hiện Marketing Mix, nên doanh thu của Phương chưa bao giờ phụ thuộc vào một kênh nào đó. Nguồn tiền đổ về luôn từ nhiều hướng khác nhau. Điều này giúp Doanh nghiệp Online của mình luôn duy trì ổn định và bền vững.

Xây dựng chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng

Các chương trình khuyến mại hấp dẫn, bán hàng theo COMBO, upsell bán thêm sản phẩm khác… là cách thức mình thường xuyên sử dụng để kích thích nhu cầu mua sắm.

Đặc biệt, Phương là người rất chú trọng tới trải nghiệm khách hàng. Những hoạt động chăm sóc khách hàng cũ như gửi tin nhắn hỏi thăm, tặng quà… được mình áp dụng khá hiệu quả.

Bên cạnh đó, Phương cũng theo dõi kho hàng liên tục và số lượng hàng hoá để xả hàng tồn kho, cắt lỗ đúng lúc.

Xem thêm bài viết:

4.7. Mở rộng quy mô

Sau khi hoàn tất những công việc ở trên và thu được hiệu quả rõ rệt, đây là lúc bạn cần mở rộng quy mô. Phương thường gọi là scale doanh thu, lợi nhuận.

Và đây là những phương án giúp bạn phát triển Business thời trang một cách nhanh chóng:

  • Thêm mẫu mã, danh mục sản phẩm mới. Ví dụ: Hiện tại bạn đang bán áo sơ mi nam, hãy bán thêm quần âu, cà vạt, thắt lưng…
  • Tăng cường kênh Marketing và tăng chi phí quảng cáo. Đây có thể là mở thêm chi nhánh cửa hàng, hoặc chạy các kênh Marketing Online mới.
  • Mở rộng khu vực địa lý. Chẳng hạn như bạn kinh doanh rất tốt tại Hà Nội. Bạn có thể chạy quảng cáo tiếp cận khách hàng toàn quốc. Hoặc nếu có khả năng và tiềm lực hơn, hãy thử cách bán hàng sang thị trường nước ngoài.

5. Khoá học kinh doanh thời trang

Tuy thời trang là một ngành HOT, nhưng Phương thấy không có quá nhiều khoá học chất lượng.

Bản thân Phương đã từng bỏ rất nhiều tiền đi học kinh doanh thời trang. Khoá online cũng có, lớp offline cũng nhiều. Thế nhưng, lượng kiến thức và chi phí đầu tư đôi khi không tương xứng với nhau.

Để giúp bạn có định hướng đúng hơn ngay từ khi bắt đầu, đây là những khoá học bạn nên tham khảo:

  • Kiếm tiền từ khởi nghiệp kinh doanh thời trang – Giảng viên Tiến Hải CEO EMFA GROUP – Sở hữu thương hiệu Giian chuyên áo dài ứng dụng và váy đầm thiết kế LINK HỌC

  • POD Mastery – Xây dựng cửa hàng kinh doanh online với hình thức POD thị trường quốc tế – Doanh thu triệu đô từ con số 0 KHOÁ NÀY.
  • Bán hàng trên trang cá nhân: Kinh doanh bài bản – Thu nhập không giới hạn KHOÁ NÀY.
  • Nhập hàng Trung Quốc TaoBao Tmall 1688 không cần biết tiếng Trung TẠI ĐÂY
  • Kinh doanh trên Instagram từ @caocaobycaochen – Cá nhân xây dựng thương hiệu với hơn 200k followers và mang về đơn hàng KHOÁ NÀY.
  • Hướng dẫn bán hàng online không cần vốn kiếm $500 – $1000/tháng bằng hình thức Shopee Dropshipping TẠI ĐÂY.

6. Lời kết

Vậy là bài viết đã rất dài rồi!

Đôi khi Phương muốn viết ngắn lại, thế nhưng mình lại cảm thấy không đủ để chia sẻ hết kiến thức cho các bạn. Bởi khi lập Blog này ra, điều mình hướng tới là mang những giá trị, kinh nghiệm thực chiến nhất tới độc giả.

Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì về kinh doanh thời gian, đừng ngần ngại bình luận cho Phương biết nhé!

Chúc bạn kinh doanh thành công!

 

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments