Quản trị nhân sự là gì? Vai trò của quản trị nhân sự đối với doanh nghiệp

Quản trị nhân sự là gì? Vai trò của quản trị nhân sự đối với doanh nghiệp

Bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ yếu tố con người. Và không một doanh nghiệp nào thành công nếu thiếu quản trị nguồn nhân lực. Nhà lãnh đạo muốn kinh doanh hiệu quả đều cần nghiên cứu và đề ra chiến lược nhân sự sáng suốt và phù hợp với doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm quản trị nhân sự là gì và những vai trò, chức năng, tiêu chuẩn đánh giá chiến lược nhân sự nhé!

quản trị nhân sự là gì
Quản trị nhân sự rất quan trọng đối với doanh nghiệp

1.Khái niệm quản trị nhân sự

Khi nói về quản trị nhân sự, trên thế giới đã từng có nhiều cách định nghĩa khác nhau:

Theo giáo sư Felix Migro: “Quản trị nhân sự là nghệ thuật lựa chọn nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất. Chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức cao nhất có thể”.

Với giáo sư người Mỹ Dimock: “Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức, nhằm giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó”.

Còn định nghĩa theo cách đơn giản nhất, thì “Quản trị nhân sự là việc khiến nhân viên yêu công ty và cố gắng hết mình vì doanh nghiệp”. Quản trị nhân sự vừa mang tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Bởi đây là một lĩnh vực liên quan đến văn hoá tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn.

2. Mục tiêu quản trị nhân sự

Mục tiêu cuối cùng của quản trị nhân sự là cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân sự hiệu quả. Ðể đạt được mục tiêu quan trọng này, quản trị nhân sự phải thực hiện được bốn mục tiêu cơ bản sau:

– Mục tiêu xã hội: Doanh nghiệp cần đáp ứng nhu cầu và thách thức của xã hội. Toàn bộ hoạt động kinh doanh phải mang lại giá trị và giải quyết nhu cầu của xã hội. 

– Mục tiêu của tổ chức: Quản trị nhân sự là tìm cách để các bộ phận cũng như toàn bộ doanh nghiệp có được nguồn nhân lực làm việc hiệu quả. 

– Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ: Mỗi bộ phận, phòng ban giống như các mắt xích của doanh nghiệp. Từng mắt xích có chức năng và nhiệm vụ riêng. Các phương pháp quản trị nhân sự giúp cho những mắt xích này hoàn thành được chức năng, nhiệm của mình trong tổ chức. 

– Mục tiêu cá nhân: Nhà lãnh đạo phải giúp nhân viên đạt được các mục tiêu cá nhân của họ. Nếu như lãng quên mục tiêu cá nhân của nhân viên, năng suất lao động sẽ giảm. Thậm chí, nhân viên sẽ sẽ rời bỏ doanh nghiệp.

3. Các chức năng chính của nhà quản trị nhân sự

chức năng quản trị nhân sự
Chức năng của quản trị nhân sự

3.1. Tuyển dụng, lựa chọn ứng viên phù hợp

Đây là khâu đầu vào quan trọng nhất để sàng lọc những ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Nếu nhà lãnh đạo và Bộ phận Nhân Sự có thể xây dựng kế hoạch quản trị nhân sự chỉn chu, thì sẽ có kế hoạch và định hướng tuyển dụng đúng đắn. Hơn thế nữa, doanh nghiệp phải luôn tìm kiếm, tuyển chọn nhân sự chất lượng từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó tiến hành phỏng vấn, lọc ra những ứng viên xuất sắc, đáp ứng tốt nhất những gì đề ra.

3.2. Quản lý hiệu suất công việc

Đây có lẽ là bài toán “đau đầu” của rất nhiều nhà quản trị. Việc quản lý hiệu suất làm việc hiệu quả sẽ khiến việc đánh giá năng lực nhân sự trở nên chính xác và khách quan hơn. Từ việc nắm bắt tiến độ công việc, theo dõi tiến trình đạt KPI của nhân sự, nhà quản trị có thể giám sát và nắm bắt được quy trình làm việc để giúp mọi người hoàn thành công việc tốt hơn. 

Việc quản lý hiệu suất cũng tạo nên cơ sở để xây dựng chính sách đãi ngộ, kế hoạch thăng tiến phù hợp với năng lực và giá trị nhân sự mang lại. Nhà lãnh đạo nắm rõ ai là nhân viên giỏi để có kế hoạch khen thưởng, thăng cấp, hoặc ghi nhận công lao bằng các giải thưởng… Bên cạnh đó, người quản trị cũng kịp thời phát hiện những “điểm nóng” cần hỗ trợ để có giải pháp kịp thời như lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hoặc kiểm điểm, sa thải…

3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân sự

Nhiều lãnh đạo, quản lý thường nhận xét nhân sự của mình không đủ giỏi, hoặc không đủ kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu đưa ra. Vậy nhưng, họ chưa thực sự nhìn nhận lại rằng, họ  đã có kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ đúng cách hay chưa? Và họ đã biết cách quản lý nhân sự để phát huy hết tiềm năng của nhân viên hay chưa?

Tuyển dụng hiệu quả là một chuyện, đào tạo và sử dụng nhân sự như thế nào lại là chuyện khác. Và một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho các nhà lãnh đạo, quản lý nằm ở việc đào tạo kỹ năng, chuyên môn, phần mềm,… cho đội ngũ nhân sự. Có như vậy, doanh nghiệp mới cải thiện được hiệu suất làm việc, nâng cao năng lực và trình độ của nhân viên.

3.4. Lập kế hoạch dự phòng nhân sự

Trong doanh nghiệp, nhà quản trị nhân sự luôn phải có kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực. Đây là cách dự phòng trường hợp nhân viên nghỉ việc để hoạt động kinh doanh của công ty không bị gián đoạn. Đặc biệt, các vị trí quan trọng như quản lý, trưởng phòng, ban lãnh đạo nếu nghỉ việc thì cần phải có người để thay thế ngay.

3.5. Phân tích, đánh giá hiệu quả của quản trị nhân sự

Mỗi công việc đều có thể phân tích, đánh giá hiệu quả dựa trên con số. Và quản trị nhân sự cũng như vậy. Dù làm tốt các nhiệm vụ trên, nhưng lại thiếu đi khâu quan trọng này thì những quyết định quan trọng về nhân sự sẽ thiếu chính xác.

Hiệu quả quản trị nhân sự có thể được đánh giá qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định như sau:

  • Chi phí cho nhân sự nhỏ nhất: chi phí tuyển dụng 1 nhân sự, chi phí đào tạo, cung cấp tài nguyên, đào tạo…
  • Giá trị (lợi nhuận) do nhân sự tạo ra lớn nhất;
  • Đạt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho nhân sự. Không có tình trạng thừa hoặc thiếu nhân sự;
  • Nhân sự làm đúng vị trí, chức năng và phát huy tối đa thế mạnh của mình;
  • Thu nhập của nhân sự tương xứng với công sức và giá trị mang lại;
  • Đảm bảo công bằng giữa những người lao động.
  • Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.

Chung quy lại, mục tiêu cuối cùng vẫn là đảm bảo nguồn nhân sự chất lượng để doanh nghiệp duy trì và phát triển.

4. Số hóa quy trình quản trị nhân sự 4.0 bằng phần mềm

Quản trị nhân sự là một bài toán khó với hầu hết các doanh nghiệp, dù ở quy mô lớn hay nhỏ. Và thông thường, các nhà lãnh đạo luôn phải đối mặt với nhiều tình huống “khó nhằn” như chuyện xây dựng sơ đồ tổ chức, giao việc chồng chéo nhiệm vụ/chức năng,  bổ nhiệm/ủy quyền sai người, đánh giá nhân sự cảm tính, hay việc nhân tài ra đi hàng loạt…

Vậy nên, trong thời kỳ 4.0, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, nhanh chóng di chuyển môi trường làm việc sang Work – From – Home. Đây cũng là phương thức nhanh nhạy để khiến doanh nghiệp tồn tại và sống sót trong thời kỳ khủng hoảng. Việc sử dụng phần mềm Quản trị nhân sự thực sự vô cùng cần thiết giúp các nhà lãnh đạo, CEO/Manager quản trị, phát triển và duy trì đội ngũ tốt hơn.

Một trong những phần mềm quản trị nhân sự tốt nhất hiện nay là BASE HRM+, giúp giải quyết nhiều bài toán về nhân sự một cách toàn diện và hiệu quả. Tiêu biểu như: tuyển dụng, đào tạo, xây dựng sơ đồ tổ chức doanh nghiệp/phòng ban, thiết lập chính sách/nội quy, chấm công, quản trị hiệu suất dựa trên KPIs/OKRs, thiết kế lộ trình thăng tiến/ghi nhận công lao, chấm công – tính lương tự động… 

phần mềm quản trị nhân sự Base HRM+
Phần mềm Quản trị nhân sự Base HRM+ giải quyết 4 bài toán lớn về nhân sự cho doanh nghiệp

Với mỗi ngành nghề và mô hình kinh doanh khác nhau, phần mềm đều có thể tùy biến để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Để tìm hiểu kỹ về phần mềm, đăng ký ngay:

5. Kết luận

Hi vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quản trị nhân sự là gì? Vai trò và chức năng của người quản trị nhân sự. Và vì sao cần phải chuyển đổi số quy trình quản trị nhân sự cho doanh nghiệp? 

Để tìm hiểu thêm về các bài viết, chủ đề quản trị nhân sự, đừng quên theo dõi Blog Phuonglltm nhé!

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments