Tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự: Nghệ thuật thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả

Tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự: Nghệ thuật thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả

Tình trạng nhân sự nghỉ việc và “chảy máu chất xám” là vấn đề khiến nhiều nhà lãnh đạo đau đầu. Thực tế, tương tác giữa nhân sự và doanh nghiệp là mối quan hệ cung cầu. Họ sẽ sẵn sàng rời đi nếu như không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Nhiều chuyên gia đã bật mí rằng, việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Quản trị nhân sự là cách thức hiệu quả giúp doanh nghiệp tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài.

tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự để thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả

1.Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 – 1970) phát triển vào năm 1943. Đây được coi là lý thuyết có tầm ảnh hưởng và ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: Kinh doanh, Marketing, Bán hàng…

Tháp Maslow được phân thành 5 nhu cầu cụ thể. Trong đó, các nhu cầu cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu thấp được đáp ứng.

tháp nhu cầu maslow
5 nhu cầu của Tháp nhu cầu Maslow

1.1. Nhu cầu mức thấp

  • Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Ăn, uống, ngủ nghỉ, đi lại,…Đây là các nhu cầu cơ bản giúp con người tồn tại.
  • Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): An toàn tính mạng, tài sản, nghề nghiệp, an toàn lao động, tâm lý,…

1.2. Nhu cầu mức cao

  • Nhu cầu xã hội (Belonging needs): Giao tiếp xã hội, bạn bè, người thân,…Mong muốn được gắn bó, yêu thương và quan tâm.
  • Được tôn trọng (esteem needs): được người khác nể trọng trong tổ chức, xã hội…
  • Thể hiện bản thân (self-actualization): Đây là nhu cầu cao nhất của thang Maslow. Nhu cầu được thể hiện mình, khẳng định mình trong cuộc sống.

Trên vai trò của nhà lãnh đạo/quản lý, bạn có thể dựa vào tháp nhu cầu Maslow để vạch ra chiến lược rõ ràng nhằm tác động vào nhu cầu và kỳ vọng nhân viên. Từ đó thay đổi hành vi của họ, khiến họ làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình vì doanh nghiệp.

2. Ý nghĩa của Tháp nhu cầu Maslow trong Quản trị nhân sự

Thực tế chứng minh rằng, công ty càng có khả năng cung cấp nhu cầu ở tầng cao trên tháp Maslow, thì càng có sức hút trong tuyển dụng cũng như giữ chân nhân sự. Đồng thời, khi nhân sự được thỏa mãn nhu cầu như mong đợi hoặc trên mức mong đợi thì họ mới thực sự toàn tâm toàn ý cống hiến và gắn bó với công ty

tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự
Ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong quản trị nhân sự giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả

3. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Đầu tiên, để ứng dụng tháp Maslow trong quản trị nhân sự, các nhà lãnh đạo và quản lý cần nghiên cứu và xác định rõ 2 vấn đề:

  • Thứ nhất: Mong muốn và nhu cầu của nhân viên;
  • Thứ hai: Khả năng hiện tại của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của nhân viên không?

Sau khi nắm bắt được tâm lý con người và nội tạo doanh nghiệp, bạn có thể dùng những phương pháp phù hợp để nhân viên hài lòng với môi trường làm việc và cống hiến hết mình, gắn kết lâu dài cùng công ty. Sau đây là một số gợi ý để tăng hiệu quả quản trị nhân sự khi áp dụng thuyết Maslow.

2.1. Nhu cầu sinh lý

Lương thưởng và phúc lợi là nhu cầu cơ bản nhất mà bất kỳ một nhân sự nào khi đi làm cũng quan tâm. Bởi đây là điều kiện để họ duy trì đời sống tối thiểu: ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ…

Có rất nhiều doanh nghiệp thường xuyên xảy ra tình trạng nợ lương, trả lương thưởng không theo thỏa thuận… nên lúc nào cũng phải tuyển người liên tục hoặc xảy ra nhiều sự vụ không đáng có. Vì vậy, nhà quản lý nên xây dựng chính sách lương thưởng tốt, công bằng dựa trên những tiêu chí đánh giá hiệu quả như: KPI/OKRs, thái độ làm việc, thời gian làm việc,…Ngoài ra, bạn có thể thêm một số phúc lợi để gia tăng sự hài lòng của nhân viên: cung cấp miễn phí các bữa ăn trưa/ăn giữa ca, bố trí chỗ nghỉ ngơi/giải trí trong giờ giải lao.

2.2. Nhu cầu an toàn và sức khỏe cho nhân viên

Bất cứ nhân sự nào cũng đều hi vọng được làm việc tại một môi trường an toàn và bảo đảm về mặt sức khỏe. Với cương vị nhà lãnh đạo/quản lý, bạn cần đáp ứng nhu cầu này để khiến nhân sự cảm thấy yên tâm khi làm việc và gắn bó với công ty.

Để đáp ứng nhu cầu này, nhà quản lý nên :

  • Cung cấp đầy đủ hợp đồng lao động, BHYT, BHXH theo quy định của Pháp luật…
  • Xây dựng không gian làm việc an toàn, sạch sẽ, được trang bị đầy đủ tiện nghi cần thiết.
  • Quy định giờ giấc tăng ca hợp lý, không nên để nhân viên làm quá sức. Đặc biệt, cần có chế độ lương thưởng hợp lý khi nhân viên tăng ca.
  • Đối với bộ phận sản xuất, môi trường làm việc cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động: Đồng phục bảo hộ lao động, hệ thống phòng cháy chữa cháy khẩn cấp, trang thiết bị hỗ trợ khi thực hiện công việc nguy hiểm,…
  • Xây dựng không gian mở để nhân viên thư giãn.

2.3. Nhu cầu xã hội: Môi trường làm việc

Khi đã được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về lương thưởng/phúc lợi và an toàn sức khỏe, thì nhân viên sẽ quan tâm tới môi trường làm việc thân thiện, nơi mà họ có thể giao lưu, học hỏi từ lãnh đạo và đồng nghiệp.

Một số gợi ý để đáp ứng nhu cầu này của nhân viên:

  • Xây dựng một phòng ban hoặc nhóm nhân viên chuyên phụ trách Văn hóa nội bộ để thiết kế các chương trình giao lưu, trò chuyện và giải trí cho tập thể nhân viên.
  • Tạo điều kiện gắn kết các phòng ban/bộ phận để nhân viên có cơ hội mở rộng giao lưu với nhau;
  • Tổ chức các cuộc thi nội bộ, buổi tiệc, du lịch/nghỉ mát, Company trip…
  • Tặng quà cho nhân viên nữ vào các dịp lễ 8/3, ngày Phụ Nữ Việt Nam,…
  • Tổ chức tiệc sinh nhật cho nhân viên hàng tháng.
  • Chế độ hiếu hỷ thể hiện sự quan tâm của công ty đến gia đình nhân viên.

2.4. Nhu cầu được tôn trọng: Xây dựng lộ trình thăng tiến, khen thưởng

Thông thường, các nhân sự giỏi làm việc 2-3 năm ở 1 công ty sẽ cảm thấy chán nản, nếu như họ không được thừa nhận và có cơ hội được thăng tiến. Nếu như bạn tạo cho nhân viên cảm giác họ được tôn trọng, thì họ sẽ có động lực để làm việc hăng hái hơn và muốn gắn bó lâu dài cùng tổ chức. 

Để đáp ứng nhu cầu này, nhà quản lý nên :

  • Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng: Phân chia cấp bậc để nhân sự phấn đấu đạt được. Đề bạt nhân sự có năng lực lên vị trí cao hơn hoặc cho họ đảm nhận vị trí công việc có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.
  • Hệ thống đánh giá năng lực công bằng, minh bạch dựa trên dữ liệu: Thiết kế các tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên kết quả công việc, thái độ/thời gian làm việc, …để đánh giá và xếp hạng một cách chính xác, khách quan.
  • Xây dựng cơ chế khen thưởng, ghi nhận sự đóng góp của nhân viên, phổ biến thành tích cá nhân một cách rộng rãi.

2.5. Nhu cầu được thể hiện bản thân

Nhân sự sẽ không muốn gắn bó với bạn nếu như họ không có cơ hội được thể hiện năng lực bản thân, hoặc những ý kiến họ đưa ra đều bị bác bỏ/phủ nhận. Khi sự nghiệp đã đạt tới ngưỡng cao, có thể coi là “chín muồi”, điều nhân sự quan tâm và tìm kiếm chính là niềm vui trong công việc. Nếu bạn khơi gợi được sự đam mê cho nhân sự, thì họ luôn làm việc với trạng thái hăng say và tràn đầy năng lượng nhất.

Thế đâu là những cách thức giúp đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của nhân viên:

  • Tạo điều kiện tối đa để nhân viên bộc lộ tiềm năng, phát huy thế mạnh bằng cách bổ nhiệm, trao quyền… cho họ;
  • Khuyến khích nhân viên đưa ra những đóng góp vào quá trình phát triển các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp;
  • Có tuyên dương, khen thưởng dành cho các sáng kiến hay chiến lược mang tới hiệu quả tốt cho công ty.

3. Kết luận

Quản trị nhân sự chưa bao giờ là điều dễ dàng! Nó cần vô vàn yếu tố từ kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm, sự am hiểu tâm lý con người… Khi bạn hiểu rõ về Thuyết Maslow trong quản trị nhân sự, là bạn đã nắm được cơ bản những nhu cầu và tâm lý của nhân sự.

Đối với Phương mà nói, quãng thời gian làm việc tại Base và tìm hiểu sâu về quản trị nhân sự là thời điểm quý giá trong sự nghiệp của mình. Có thể nói, nhân sự tại Base đều được đáp ứng 5 nhu cầu của tháp Maslow theo một cách hài hòa. Đó là lý do vì sao bộ máy nhân sự tại Base luôn ở trạng thái ổn định, phát triển đồng đều về năng lực. Điều đó thể hiện tư duy quản trị của những người đứng đầu rất đáng để học tập.

Khi phụ trách Marketing cho Phần mềm quản trị nhân sự Base HRM+, Phương cảm thấy đó là một điều may mắn. Nhiều khi Phương đặt ra câu hỏi: “Tại sao phần mềm này không được phát triển sớm hơn, để các nhà Lãnh đạo/Quản lý đỡ phải đau đầu trong công tác quản trị nguồn nhân lực?”.

Bộ giải pháp bao gồm 20 ứng dụng chuyên sâu giải quyết 4 bài toán nhân sự chính:

  1. Organizational Design & Employee data platform (Sắp xếp bộ máy tổ chức & Quản lý hồ sơ nhân sự)
  2. Goal & Performance Review (Thiết lập mục tiêu & Đánh giá hiệu suất)
  3. Learning & Development (Đào tạo và phát triển)
  4. Compensation & Benefits (C&B)

Link đăng ký: TẠI ĐÂY

phần mềm quản trị nhân sự
Phần mềm quản trị nhân sự Base HRM+ hỗ trợ các nhà lãnh đạo thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về Tháp nhu cầu Maslow và những ứng dụng của nó trong quản trị nhân sự. Phương hi vọng rằng, bài viết sẽ mang tới nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. 

Chúc bạn luôn may mắn và thành công!

 

 

 

 

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments